Lịch sử Thương xá Phước Lộc Thọ

Xem thêm: Little Saigon
Phước Lộc Thọ năm 2005Toàn cảnh Phước Lộc Thọ nhìn từ Asian Village Mall

Lịch sử của Phước Lộc Thọ gắn liền với lịch sử Little Saigon, nhấn mạnh vai trò trọng tâm của thương xá trong khu vực. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người Việt đã tụ tập tại Quận Cam và thành lập nhiều cơ sở thương mại. Năm 1978, Frank Jao (Triệu Phát), một doanh nhân người Việt gốc Hoa,[1] đã thành lập công ty phát triển địa ốc Bridgecreek Development và mua nhiều khu đất trống ở khu vực đường Bolsa để phát triển. Đến 1987, đã có hơn 550 cơ sở thương mại tại khu vực này,[5] và mỗi cuối tuần có khoảng 20.000 đến 50.000 người đến đường Bolsa để mua sắm.[6]

Thương xá Phước Lộc Thọ được phát triển từ năm 1986 và khai trương năm sau đó, là phần thứ hai của kế hoạch của ông Jao cho khu đất do Bridgecreek sở hữu dọc theo đường Bolsa. Phần thứ nhất là một khu thương mại đối diện Phước Lộc Thọ với tên gọi là Asian Village, được phát triển năm 1985.[7] Việc phát triển có vốn đầu tư từ nhiều doanh nhân châu Á, trong đó có một doanh nhân người Indonesia gốc Hoa và Roger Chen, người thành lập chuỗi Siêu thị 99 Ranch, từng có cơ sở đầu tiên tại khu Asian Village.[8] Chi phí đầu tư tổng cộng là 15 triệu đô la.[9] Để thu hút du khách và các nhà đầu tư không phải người Việt, Frank Jao đã đặt tên gọi không đặc trưng đến Việt Nam (như "Asian Garden Mall") cho các dự án và vận động để đặt tên khu vực là "Asiantown" (phố châu Á) thay vì "Little Saigon" mà nhiều nhà vận động người Việt đã kêu gọi.[1][7] Tuy nhiên, nỗ lực đặt tên Asiantown của ông không thành công; trong khi đó, Phước Lộc Thọ sau khi khánh thành đã trở nên nổi tiếng và nhanh chóng trở thành tâm điểm của khu vực—vào năm 1988 Thống đốc California George Deukmejian đã đến tận Phước Lộc Thọ để tham gia lễ khánh thành khu Little Saigon.[10]

Giữa thập niên 1990, Phước Lộc Thọ đã đối diện với nguy cơ suy tàn khi nhiều người Việt trẻ dần hòa nhập vào xã hội dòng chính và rời xa khu vực Little Sagon. Những người lớn tuổi muốn thu hút giới trẻ trở về. Để thu hút du khách dòng chính, Frank Jao có ý tưởng làm giảm bản chất Việt của khu vực Little Saigon.[11] Năm 1996, ông đề xuất xây một cây cầu dành cho người đi bộ dài 500 foot (150 m) và rộng 30 foot (9,1 m) bắt qua đường Bolsa, nối liền Phước Lộc Thọ và khu Asian Village, tên là Harmony (Hài hòa). Tuy nhiên, đề xuất này gặp sự phản đối gay gắt từ cộng đồng người Việt; họ cho rằng thiết kế của cây cầu mang đậm nét văn hóa Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.[12] Cuối cùng, công ty của ông cũng phải từ bỏ kế hoạch này.[13]

Trong đại dịch COVID-19, Phước Lộc Thọ cùng các trung tâm thương mại khác tại California bị lệnh đóng cửa. Để đối đầu với tình trạng này, thương xá đã sử dụng bãi đầu xe phía trước làm một "chợ trời" với nhiều gian hàng.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thương xá Phước Lộc Thọ http://www.asiangardenmall.com/ http://www.bridgecreek.com/properties.php http://users.clas.ufl.edu/msscha/landarch/readings... http://content.cdlib.org/view?docId=hb28700442;NAA... //doi.org/10.1006%2Fjevp.2000.0170 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://www.asiangardenmall.com/ https://www.bbc.com/vietnamese/47067944 https://www.facebook.com/AsianGarden https://books.google.com/books?id=HWSK9-Gf0g8C&pg=...